Backup WordPress Website là một trong những công việc cực kỳ quan trọng nhưng rất nhiều người dùng WordPress lại bỏ quên.

Thường thì chỉ khi xảy ra sự cố và mất code hoặc database thì chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của việc sao lưu Websites.

Bài này là nội dung Phần 1 – Chapter Backup & Restore WordPress của Khóa học Pro WordPress Master thuộc WP Academy – WPbanquyen.com!

Trong Chapter này chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức backup, phương pháp backup tự động, restore lại Websites khi có sự cố, cũng như cách chuyển Websites sang hosting mới một cách an toàn!

Chapter: Backup – Restore – Clone – Migrate WordPress gồm các phần:

 

Backup WordPress  – Các phương pháp Backup Website phổ biến

 Backup-WordPress

A. TẠI SAO PHẢI BACKUP WEBSITE?

Những sự cố bắt buột chúng ta cần có bản backup để khôi phục lại Website thì nhiều vô kể, nhưng về cơ bản, nguyên nhân có thể từ: máy chủ đặt website gặp sự cố, website nhiễm viruses, do chỉnh sửa tùy biến gây ra lỗi.

1. Máy chủ gặp sự cố

Sự cố của StableHost ở Location Singapore 2018

Giữa năm 2018, sự cố của StableHost, toàn bộ Servers của họ tại Datacenters Singapore bị nhà cung cấp cắt dịch vụ và yêu cầu chuyển đi vì các cáo buột bản quyền (theo thông tin StableHost cung cấp – thực hư thế nào chỉ họ biết).

Backup WordPress - StableHost
Hàng ngàn khách hàng bị ảnh hưởng khi StableHost SINGAPORE bị sập phải chuyển qua US.

Trong mấy ngày liền Websites của khách hàng VN dùng StableHost Singapore không thể truy cập được và cũng không thể login vào cPanel để chuyển sang hosting khác.

Sau vài ngày, StableHost đã restore toàn bộ hosting của khách hàng sang Phoenix Datacenter (US), nhưng rất nhiều sites bị mất dữ liệu, thậm chí có sites còn mất luôn toàn bộ code và database.

StableHost đã có thiện chí khi đền bù cho khách hàng một số gói hosting tương đương (thời hạn sử dụng free được 1 năm, các ưu đãi trọn đời vẫn giữ nguyên).

Tuy nhiên, đối với các Websites có thể kiếm tiền, hoặc nội dung đầu tư tâm huyết thì sự mất mát là không thể bù đắp được. Và với các dịch vụ giá rẻ ít ràng buột pháp lý thì yêu cầu bồi thường thiệt hại là rất khó.

Sự cố của VNG Datacenters 2018

Nếu bạn nghĩ chỉ các dịch vụ nhỏ và giá rẻ như StableHost mới gặp sự cố thì mới đây, sự cố DC của VNG (VinaData) là minh chứng không phải ông lớn thì mọi thứ luôn an toàn.

VinaData bị sập

Cuối tháng 9/2018, hàng loạt trang web lớn của VN như Thanh Niên, Tiền Phong, Báo Pháp luật,…Zing, bỗng dưng không truy cập được trong nhiều giờ liền. Sự cố này sau đó được xác nhận là do Trung tâm dữ liệu VinaData của VNG ở khu vực phía Nam bị sự cố mất điện.

Tất nhiên, những dịch vụ ‘khủng’ của chính VNG như Zalo, Zing… đều tắt ngúm. Phải mất gần cả ngày thì mọi thứ mới được khôi phục trở lại. Nhưng dữ liệu một số người dùng ở các Dịch vụ của VNG như Zalo vẫn không được khôi phục hoàn toàn.

Nguyên nhân VNG giải thích là do sự cố mất điện – nhưng họ không nói sự cố mất điện của ai, của lưới điện thành phố hay của hệ thống điện dự phòng của VinaData.

Nếu đúng mất điện thì ai cũng biết sự cố chính xác nằm ở hệ thống điện dự phòng của VinaData, vì đã là trung tâm dữ liệu lớn – chuẩn quốc tế thì hệ thống điện dự phòng phải luôn đảm bảo, ngay cả khi lưới điện gặp sự cố bất ngờ đi nữa. Đằng này, công ty điện lực đã thông báo trước về lịch cúp!

Vấn đề backup của VNG cũng không đảm bảo vì sau khi khắc phục, một số người dùng vẫn bị mất dữ liệu (như hình ảnh, thông tin chat Zalo…).

So với StableHost thì sự cố của VinaData chỉ diễn ra trong 1 ngày, được khắc phục và thông báo khá sớm. Nhưng thiệt hại thì lớn hơn nhiều.

Nhiều báo điện tử lớn lên tiếng về thiệt hại của họ (traffic giảm 30% – tiền quảng cáo sẽ mất theo ), nhưng chúng ta cũng có thể thắc mắc, tại sao họ không restore hệ thống của mình lên một Servers dự phòng ở Datacenters khác trong khi chờ VinaData khắc phục xong?

Có thể các báo này chưa tính đến việc một nhà cung cấp khủng như VinaData lại dính sự cố với nguyên nhân chỉ là ‘mất điện’?

2. Websites bị tấn công – nhiễm viruses

Đây là nguyên nhân ít người để ý, nhưng khi xảy ra thì cơn đau đầu không hề nhẹ chút nào!

Viruses trên Website – thường là Malwares – các đoạn mã độc chèn vào code gốc với nhiều mục đích khác nhau: ăn cắp dữ liệu, chèn links độc dẫn đến các trang web có nội dung xấu – hoặc trang web kiếm tiền, … thâm độc nhất là mã độc chiếm quyền quản trị để tống tiền.

Virus in WordPress code

Với người dùng chuyên nghiệp, thì có thể sẽ dành thời gian để cố gắng quét code và tìm cách remove các đoạn mã độc, cũng như lên phương án phòng vệ cho những lần sau.

Tuy nhiên, thật sự mà nói, ngay cả dân chuyên nghiệp, thì việc ‘làm sạch’ Websites khi mã nguồn hoặc database bị nhiễm viruses là việc không dễ dàng gì.

Nếu bạn có được các bản sao lưu gần nhất, thì khi gặp các sự cố nhiễm viruses, cách nhẹ nhàn là restore lại websites và bắt đầu tiến hành các biện pháp bảo mật để tránh bị tấn công lại lần nữa!

Tham khảo: Cảnh báo khi dùng Themes & Plugins từ dlWordPress.com

3. Quá trình sử dụng gây lỗi

Lỗi khi dùng WordPress - cần Restore bản Backup

Tình huống này rất thường gặp ở những bạn tự làm Websites, hoặc thuê dân kỹ thuật chỉnh sửa – nâng cấp tính năng cho Websites của mình.

Nhiều khi quá trình tùy chỉnh gây ra lỗi mà bạn mò mẫm mãi vẫn không khắc phục được.

Một bản backup trước đó chính là vị cứu tinh giúp bạn có thể đánh một giấc ngon lành sau khi vật vã mãi mà chẳng fix được vấn đề.

4. Cần Clone – Migrate Websites (Chuyển Hosting)

Clone Website tức là bạn tạo một Website bản sao của Website gốc. Ví dụ bạn cần tùy biến thiết kế, nâng cấp tính năng nhưng không muốn gián đoạn hoạt động của Websites chính.

Với người làm bên thiết kế web thì clone Website là công việc quen thuộc, việc giữ một bản chính của Website với Themes và Plugins cần thiết.

Khi có khách hàng yêu cầu dự án tương tự, chỉ cần tạo một backup rồi restore lên hosting của khách hàng và thực hiện chỉnh sửa lại theo yêu cầu.

Chuyển hosting (Migrate) cũng tương tự, đôi khi chúng ta không hài lòng với dịch vụ hosting hiện tại thì backup và restore Websites lên một hosting mới, công việc này chỉ mất khoản 30 phút đến vài giờ nếu bạn thành thục các bước backup và restore.

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP BACKUP WEBSITE

Việc backup Websites có thể thực hiện qua nhiều tầng, có thể tự động và thủ công. Với người cẩn thận thì họ sẽ thực hiện hầu hết tất cả các phương pháp và ở tất cả các tầng.

Có thể tóm lượt cấc tầng backup như sau:

Backup ở tầng máy chủ

Đây là công việc của các nhà cung cấp máy chủ, vps, shared hosting. Họ thực hiện backup theo giờ hoặc theo ngày và lưu lại những bản backup gần nhất (thường là trong 1 tuần).

Nếu bên dịch vụ máy chủ, vps , hosting mà không có cung cấp backup tự động thì bạn nên xem lại về ‘uy tín’ của các dịch vụ này. Việc backups tự động ở Shared Hosting thường được miễn phí, trong khi các nhà cung cấp VPS hay Dedicated Servers sẽ thu phí theo phần trăm giá trị dịch vụ hoặc dung lượng lưu trữ.

AZDigi Hosting miễn phí tự động Backup
AZdigi Hosting miễn phí tự động Backup đến một Datacenter khác – Rất an toàn.

Thường bản backup sẽ được lưu ở một máy chủ khác chuyên cho lưu trữ đặt ở cùng Datacenters.

An toàn hơn, nhiều dịch vụ uy tín sẽ lưu các bản backup lên các dịch vụ Cloud Servers (như Google Cloud, Azure Cloud…) là nơi mà khả năng ‘sập’ và mất dữ liệu rất khó xảy ra.

Backup ở tầng Websites

Đây là phương pháp backup riêng cho từng Websites. Có thể thực hiện thủ công hoặc tự động.

Backup thủ công

Backup thủ công khá đơn giản, chỉ cần tải toàn bộ source code của website + database về và lưu ở đâu đó, khi cần thì tải lại lên hosting để khôi phục nguyên trạng website.

Cách này tất nhiên là mất công tải và up, cũng khó thực hiện thường xuyên vì mất nhiều thời gian. Do đó, khi gặp sự cố cần restore lại Website, chúng ta khó có được bản backup gần với sự cố nhất.

Dù vây, việc backup thủ công cũng không phải vô ích, bạn có thể lưu backup này để restore lên một hosting khác để test code, hay làm các chỉnh sửa mà không sợ ảnh hưởng đến site đang chạy.

Backup tự động

Hầu hết các Website lớn đều thực hiện backup tự động, ngay cả khi họ đã backup ở tầng Máy chủ.

Tự động Backup WordPress

Với Website WordPress, backup tự động được thực hiện rất đơn giản, qua các plugins hoặc dịch vụ online:

  1. Plugins miễn phí (có bản trả phí tính năng mạnh hơn): Allinone WP Migration, UpdraftPlug, BackupBuddy, Duplicator…
  2. Dịch vụ online như VaultPress

Khi dùng các plugins chuyên backup tự động thì bản backup có thể lưu ngay trên máy chủ hoặc lưu trên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Adrive hay Dropbox… Tính năng Restore kèm theo cũng hỗ trợ khôi phục từ các dịch vụ tương ứng.

KẾT LUẬN

Backup WordPress tự động và Restore khi có sự cố, cũng như các phương pháp Clone, Migrate Website là những công việc rất có ích cho người dùng WordPress.

Các phần tiếp theo của Chapter Backup WordPress – Restore, Clone & Migrate sẽ được VHW Team tiếp tục đăng. Xem toàn bộ tại đây!

GIỚI THIỆU KHÓA HỌC PRO WORDPDRESS MASTER

Khóa học Pro WordPress Master đang được VHW chia sẻ miễn phí Các Chapter kiến thức nền tảng – nhưng khảo sát rất nhiều vấn đề mà đa số người dùng WordPress phổ thông chưa nắm rõ.

Các bạn có thể xem Toàn bộ các Chapter miễn phí tại đây!

Phần Nội dung nâng cao với các Thủ thuật & Case Study chuyên nghiệp sắp được đưa Toàn bộ lên WP Academy.

Các bạn có thể nhận Miễn phí toàn bộ học khi đăng ký VIP CLUB Membership.

Hiện chương trình giảm giá 50% trọn đời + Tặng Toàn bộ Khóa học Pro WP Master sẽ chỉ kéo dài đến 31/01/2019 – Hãy tranh thủ đăng ký nhé!

17279

Khóa học Pro WordPress Web Design 2022

Bạn có thể tự xây dựng Website chuẩn SEO chuyên nghiệp với tài nguyên WP bản quyền trị giá $1000

(*) Vui lòng kiểm tra email để xác thực hoàn tất đăng ký. Nếu không thấy email bạn nên kiểm tra tab Quảng cáo và Spam và kéo email vào tab Chính (Primary) nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here