Trong phần tiếp theo của series Hướng dẫn sử dụng Hosting cPanel A-Z. Ta sẽ thực hiện các bước thêm website và sau đó là trỏ domain của website đó về hosting. Các bạn nên xem lại các phần trước để hiểu rõ hơn các hướng dẫn trong phần này:

Phần 1Các loại Hosting và Cách chọn Hosting phù hợp với nhu cầu

Phần 2 Giới thiệu các phần cơ bản trong cPanel

PHẦN 3 – THÊM WEBSITES – TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING

Khi chúng ta mua Hosting thì thường sẽ nhập tên miền chính trong quá trình đăng ký. Và qua đó dịch vụ hosting sẽ tự động tạo ra một website ứng với tên miền đó trong Hosting. Nếu gói Hosting chỉ cho chạy một website (one domain) thì bạn chỉ việc thực hiện việc trỏ domain về hosting này là xong.

Nếu khi mua Hosting bạn chưa nhập tên miền chính, hoặc dịch vụ chưa tạo website nào cho bạn hay Hosting cho chạy nhiều websites (unlimited domains hoặc nhiều hơn 1 domain) thì ta có thể thêm các websites vào hosting qua tính năng Addons Domains.

A.Thêm Website vào Hosting qua Addon Domains

Trước hết, ta đăng nhập vào cPanel, xem qua mục thứ 3 – Domains để tìm hiểu cụ thể các chức năng có trong này:

các-phần-chính-trong-mục-Domains-trong-cPanel
Các chức năng trong mục DOMAINS của cPanel

Ta sẽ xem qua chức năng của từng mục đánh số:

  1. Site Publisher – Trình dựng web giúp bạn tạo ra các trang web tĩnh (html) dễ dàng, tính năng này khá hay nếu bạn cần một trang default (như Coming Soon ) khi chưa có mã nguồn website hoàn chỉnh.
  2. Addon Domains – Thêm websites vào Hosting, chúng ta sẽ thao tác chính trong mục này để thêm websites.
  3. Subdomains – Thêm websites con, ví dụ quatang.vuihocweb.com.
  4. Aliases – Dùng nhiều tên miền cho cùng một website.
  5. Redirects – Chuyển hướng trang web sang trang web khác.
  6. Simple Zone Editor – Quản lý và Tạo các DNS Records dùng với Máy chủ NameServers của Hosting. (Giao diện đơn giản, chỉ có A Record)
  7. Advanced Zone Editor – Giống như trên nhưng có giao diện đầy đủ, có nhiều Records mở rộng hơn để bạn cài đặt subdomain, mail, …

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn các mục này ở những bài viết sau. Trước hết chúng ta cần làm việc chính, là thêm Website vào Hosting bằng tính năng Addons Domain như hướng dẫn bên dưới. Hãy nhấp vào Addon Domains để chuyển đến trang nhập thông tin:

Nhap-thông-tin-addon-Domain-để-thêm-website-vào-Hosting
Nhập các thông tin cần thiết để thêm website vào Hosting

Bạn sẽ nhập các thông tin như trên hình minh họa:

New Domain Name – Nhập tên miền của website bạn muốn thêm vào hosting.

Subdomain – cPanel sẽ tự động tạo theo tên miền bạn nhập vào, có thể sửa nhưng không cần thiết.

Document Root – Đường dẫn nơi đặt website.

  • cPanel sẽ tự động tạo cho bạn,thường đường dẫn có dạng public_html/vuihocweb.xyz (hình trên VHW đã xóa public_html/…bạn không nên làm vậy nếu không biết chắc mục đích là gì ). Website của bạn sẽ chứa trong thư mục của tên miền chính là public_html nhưng nằm trong một thư mục có tên là addon domain đó (ví dụ vuihocweb.xyz folder).
  • Dù các thư mục của addons domains nằm trong thư mục public_html của domain chính nhưng nó vẫn sẽ hoạt động bình thường khi bạn trỏ domain tương ứng về hosting, giống như cách domain chính hoạt động, chứ không bị chồng lấn hay không đóng vai trò của tên miền con như một số bạn mới làm quen cPanel lo ngại.
  • Tất nhiên, bạn có thể đưa thư mục này ra ngoài bằng cách bỏ đi phần public_html/ trong đường dẫn. Dù vậy,VHW khuyên bạn cứ để các websites nằm trong public_html để dễ quản lý và tránh rắc rối khi thực hiện cài đặt sau này.
  • Create an FTP Account – Nếu bạn muốn tạo một tài khoản FTP riêng cho website này thì tích vào checkbox rồi nhập Username, Password vào. Lưu ý Password FTP nên mạnh, tốt nhất là có cả chữ hoa – chữ thường – và số.

Sau khi nhập xong,bấm Add Domain để hoàn tất. Bạn sẽ thấy trang thông báo The addon domain “vuihocweb.xyz” has been created. Hãy nhấn Go back để trở lại giao diện Addon Domains. Lúc này bạn sẽ thấy domain đã được thêm trong danh sách cuối trang.

Trong danh sách websites ở cuối trang Addon Domains. Bạn có thể chỉnh sửa đường dẫn (Document Root) bằng cách nhập đường dẫn mới. Hay quản lý tính năng chuyển hướng (Manage Redirection) và Xóa website (Remove)…Lưu ý, nếu addon domain của bạn có subdomains thì bạn phải xóa hết các subdomain trước rồi mới được xóa addon domain.

Chỉnh-sửa-website-trong-Addon-Domains
Có thể chỉnh sửa đường dẫn – chuyển hướng hoặc xóa website đã thêm trong danh sách.

Vậy là bạn đã thêm Website vào Hosting thành công!

Lúc đầu, trong thư mục chứa website (như public_html/vuihocweb.xyz) sẽ không có gì ngoài một thư mục cgi-bin (không cần quan tâm thư mục này, bạn có thể xóa đi) và đặt biệt có một file default.html – đây là file chứa những dòng thông báo về dịch vụ Hosting bạn dùng. Khi bạn truy cập vào tên miền (đã trỏ về hosting này) thì nó sẽ hiển thị ra thông báo.

B.Trỏ Domain về Hosting theo 2 cách

Sau khi thêm Website vào Hosting, các DNS Records của Website đã được tự động khai báo với các Máy chủ phân giải tên miền (NameServers) của Hosting. Bạn có thể xem tất cả DNS Records của Website bằng cách truy cập vào Advanced Zone Editor:

xem-các-DNS-Records-của-Website-trong-cPanel
Danh sách DNS Records của Website trong Advanced Zone Editor

Về ý nghĩa các DNS Records và cách trỏ Domain đầy đủ thì các bạn có thể xem qua bài viết Hướng dẫn trỏ Domain về Hosting theo 2 cách . VHW chỉ xin tóm tắt để bạn thực hiện cho nhanh:

  1. Domain được trỏ về Hosting qua DNS Servers (hay NameServers) – đây là các máy chủ phân giải tên miền có nhiệm vụ dịch Domain thành địa chỉ Ip của Hosting khi có yêu cầu gởi đến.
  2. Mỗi dịch vụ Domain và Hosting đều có các NameServers riêng, và chúng ta có thể dùng của Domain hay của Hosting đều được. Để chỉ định cho Domain dùng NameServer nào thì ta cần khai báo cho Domain NS Record của NameServer đó (ví dụ nhập ns1.stablehost.com là chỉ định cho Domain dùng máy chủ NameServer số 1 của StableHost).
  3. Để NameServers có thể dịch Domain thành IP của Hosting thì ta cần khai báo địa chỉ IP của Hosting đó. Việc khai báo IP của Hosting được thực hiện bằng các DNS Records.

Như vậy, để trỏ Domain về Hosting, ta chỉ cần làm 2 bước : chỉ định cho Domain dùng NameServers nào, và khai báo IP của Hosting đối với NameServers đó. Vì vậy mới có 2 cách trỏ như sau:

Cách 1 – Dùng NameServers của Hosting

Vì NameServers của Hosting đã được khai báo sẵn các DNS Records, nên ta chỉ cần nhập các NS Records khai báo NameServers của Hosting thay cho các NS Records mặc định của Domain (khi đăng ký domain, mặc định nó sẽ dùng NameServers của nhàn cung cấp domain, bạn kiểm tra trong DNS Setings sẽ thấy đã có sẵn 2 NS Records của domain rồi, ví dụ Namecheap là ns1.namecheap.com và ns2.namecheap.com)

Sau đây là một vài NS Records của một số dịch vụ Hosting quen thuộc:

  • StableHost là ns1.stablehost.com và ns2.stablehost.com
  • HawkHost là ns1.hawkhost.com và ns2.hawkhost.com
  • DreamHost là ns1.dreamhost.com và ns2.dreamhost.com
  • ——

Cũng nói thêm rằng NS Records thực sự cũng là một tên miền, nhưng chúng được trỏ tới IP của các NameServers nơi chạy DNS Software với nhiệm vụ dịch domain thành IP của Hosting. (Tất nhiên, các IP này phải được khai báo với NameServers bằng các DNS Records trước đó).

Các bạn nên xem lại Hướng dẫn trỏ Domain về Hosting trong 5 phút bằng NS Records

Cách 2 – Dùng NameServers của Domain

Khi mua Domain, NS Records của các NameServers của nhà cung cấp Domain đã được khai báo với Domain, theo cách 1 -bạn thay thế chúng bằng NS Records của Hosting. Còn với cách 2, chúng ta sẽ dùng NameServers của Domain nên không cần khai báo NS Records nữa.

Tuy nhiên, vì NameServers của nhà cung cấp Domain chưa có dữ liệu về IP của Hosting, nên chúng ta phải khai báo IP bằng các DNS Records. Cách làm là cứ giữ nguyên các NS Records mặc định có trong Domain, ta sẽ khai báo IP của Hosting bằng cách tạo ra 2 DNS Records là A Record (nhập địa chỉ IP) và CNAME Record (nhập tên miền con www).

Cụ thể, các bạn hãy xem bài Hướng dẫn trỏ Domain về Hosting trong 5 phút bằng IP

Lưu ý

  • Ngoài việc dùng NameServers của Hosting và Domain, ta có thể dùng bất kỳ NameServers nào khác, nhưng vì không được tạo sẵn NS Records hay DNS Records như của Domain hay Hosting nên chúng ta phải làm đủ 2 bước : khai báo NS Records với Domain và khai báo DNS Records với NameServers.
  • Một trong những NameSevers bên ngoài được dùng nhiều nhất là của CloudFlare – một dịch vụ DNS trung gian và CDN miễn phí tuyệt vời, các bạn có thể đọc bài hướng dẫn dùng CloudFlare tại đây.

TỔNG KẾT

Vậy là qua bài viết, chúng ta đã có thể thêm website vào Hosting và Trỏ Domain về với Website đó dễ dàng. Giờ chúng ta đã sẵn sàng tải code lên và cài đặt trang web, VHW sẽ hướng dẫn các bạn quản lý Website và cài đặt WordPress trên Hosting cPanel:

Xem tiếp Phần 4 – Cài đặt WordPress trên Hosting cPanel trong 5 phút.

17279

Khóa học Pro WordPress Web Design 2022

Bạn có thể tự xây dựng Website chuẩn SEO chuyên nghiệp với tài nguyên WP bản quyền trị giá $1000

(*) Vui lòng kiểm tra email để xác thực hoàn tất đăng ký. Nếu không thấy email bạn nên kiểm tra tab Quảng cáo và Spam và kéo email vào tab Chính (Primary) nhé!

3 COMMENTS

  1. Bài của bạn là dễ hiểu và chi tiết nhất. Mình rối nhất là cái khoảng trỏ domain về hosting, nó có nhiều cách nên phức tạp quá xá. Mình có mua domain của PA Vietnam, mình vào DNS điền thông tin DNS 1 và DNS 2 là Name Server của hosting vào, cách này có đúng chưa nhỉ

    • Đúng ạ, bạn chỉ cần thay 2 cái ns record mặc định của PA (hoặc nhà cung cấp domain khác) thành 2 ns của bên hosting (hoặc CloudFlare nếu dùng DNS của họ).
      Như vậy tức là chúng ta khai báo với domain rằng máy chủ DNS nó cần dùng là bên hosting, nên nó connect đến Nameserver của Hosting – khi mua host thì tự động các khai báo đã tạo ra trên Nameserver của hosting, nên không cần khai báo gì thêm.
      Còn nếu để ns record mặc định của domain – tức chúng ta dùng Nameserver của họ luôn, thì trong Nameserver đó chưa khai báo ip của hosting cần trỏ đến – nên chúng ta vào phân dns setting để thêm ip của hosting vào mục A record là xong, các record khác không cần thay đổi.
      Trừ phi chúng ta muốn dùng email theo domain thì cần chỉnh lại mx records theo đúng với dịch vụ email chúng ta dùng – ví dụ yandex, zoho .., một trường hợp nữa là dùng tên miền con, thì chúng ta thêm các CNAME ví dụ subdomain1 , http://www.subdomain1…. Tên miền con này có thể trỏ về bất cứ hosting nào chứ không nhất thiết phải trỏ về cùng hosting với tên miền chính.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here